10/10/14

Tagged Under:

Những cái "nhất" của Hà Nội không phải ai cũng biết

Share

Những cái

Đường dài nhất

Những cái

Đó là đường mang tên cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dài 5,7km, nối từ đầu đường 5 đến đoạn cắt của đường vành đai S, đoạn quốc lộ 1B đi Lạng Sơn.Đây là đoạn đầu của quốc lộ 5 nằm trên đất các xã Gia Thụy, Thạch Bàn, huyện Gia Lâm trước đây. Nay thuộc các phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, quận Long Biên (từ tháng 1-2004). Tên mới đặt tháng 1-2002.

Phố ngắn nhất – Phố Hồ Hoàn Kiếm

Những cái

Dựa theo chiều dài của con phố, Hồ Hoàn Kiếm là con phố ngắn nhất Hà Nội. Chiều dài của phố Hồ Hoàn Kiếm, tính từ phố Cầu Gỗ đến phố Đinh Tiên Hoàng, thông sang Hồ Gươm, vẻn vẹn chỉ có 52m. Phố Hồ Hoàn Kiếm thời Pháp thuộc có tên gọi là Philharmonique (nghĩa là phố Hội nhạc), là tên một điểm ca nhạc - chiếu bóng vào thời điểm đó (nay là Nhà hát múa rối Thăng Long). Người Hà Nội xưa quen gọi đây là ngõ Hàng Chè. Từ năm 1945, phố có tên như hiện tại.

Phố ít số nhà nhất – Phố Hỏa Lò

Những cái

Đây là phố có ít số nhà nhất Hà Nội, bởi nó chỉ có một số nhà duy nhất. Phố được lấy theo tên của nhà tù tại trung tâm thành phố, có từ trước thời Pháp thuộc.

Phố xanh, sạch nhất – Phố Hoàng Diệu

Những cái

Đây là con đường duy nhất bốn mùa đều xanh mát, yên bình cho dù mưa hay nắng, dù ngày hay đêm. Đây cũng là môt địa danh lịch sử, con đường mang tên một vị quan nổi tiếng yêu nước, thương dân dưới thời nhà Nguyễn. Đó là đường Hoàng Diệu. Hai bên đường Hoàng Diệu là hai hàng cây cổ thụ luôn tỏa bóng mát xuống từng góc phố. Đường Hoàng Diệu dài 1,3km, nối liền 2 phố Phan Đình Phùng và Nguyễn Thái Học.

Phố có vỉa hè rộng nhất – Phố Phan Đình Phùng

Những cái

Con phố này có vỉa hè cùng các dãy nhà thẳng tắp, được xây theo kiến trúc cổ xưa nên nhiều bạn trẻ đã ví von đường Phan Đình Phùng của Hà Nội với các con đường của Paris. Điểm nhấn của còn phố này là khoảng hè rất rộng với hai hàng cây thẳng tắp. Vào mùa thu, lá vàng gần như phủ kín cả mặt đường khiến khung cảnh trở nên đầy lãng mạn. Chỉ thế thôi cũng đủ mường tượng ra vẻ tráng lệ của con đường này.

Phố giữ được nghề lịch sử lâu nhất – Phố Hàng Bạc

Những cái

Trong số những con phố cổ xưa nhất, có lẽ Hàng Bạc là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa nhất.
Trải qua chiều dài lịch sử có nhiều thay đổi, mặc dù một số “Hàng” phố ở Hà Nội đã không còn giữ được mặt hàng truyền thống; phố Hàng Bạc cho đến tận ngày nay vẫn là con phố kim hoàn ở Thủ đô. Không chỉ có vậy, nơi đây còn là nơi bảo tồn và phát huy một Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, đó là Ca trù.

Phố chuyên về ẩm thực nhất – Phố Tống Duy Tân và phố Cấm Chỉ

Những cái

Ngày nay, phố Cấm Chỉ bán nhiều nhất là các mặt hàng quà sáng, quà đêm như xôi giò chả, cháo cá, phở bò, lẩu hải sản tươi sống,… Trong khi đó, những người sành ăn ở Hà thành thường gọi phố Tống Duy Tân là phố “Gà tần”. Phố không dài nhưng cả dãy có tới chục hàng hàng bán món gà tần thuốc bắc mang hương vị và đặc trưng riêng không ở đâu có được. Phố Tống Duy Tân và Cấm Chỉ chính thức được công nhận là phố ẩm thực từ tháng 3/2002.

Cầu “nhiều tuổi” nhất - Cầu Long Biên

Những cái

Cầu Long Biên (hay còn gọi là cầu Paul Dumer) bằng thép, là cây cầu lâu đời nhất Hà Nội. Cầu được xây dựng vào năm 1898 và là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới vào những năm 1800. Trải qua nhiều thắng trầm của lịch sử, cầu Long Biên được xem là một công trình xuyên thế kỉ, là chứng tích cho lịch sử của quân và dân Hà Nội.

Cầu lớn nhất - Cầu Thanh Trì

Những cái

Được coi là dự án lớn nhất Đông Nam Á và được xây dựng bằng những công nghệ hiện đại nhất, cầu Thanh Trì là công trình lớn nhất trong dự án 7 cây cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Với tổng bề ngang gần 35m cùng 6 làn xe lưu thông (trong đó có 4 làn cao tốc), cầu Thanh Trì là một khoảng không gian rộng rãi cho những chuyến xe đường dài.

Cầu hai tầng duy nhất - Cầu Thăng Long

Những cái

Thăng Long là cây cầu của thế kỷ và là cây cầu hai tầng duy nhất ở Hà Nội. Cầu chính có chiều dài 1.688m với tầng trên dành cho xe cơ giới và các tầng thấp hơn (19.5m chiều rộng) cho tàu hỏa, người đi bộ và phương tiện vận tải thô sơ. Cầu có 15 nhịp (dài 112m, rộng 10m và nặng 5 tấn) được đặt trên 14 trụ cầu (18m đường kính và đứng 40-60m sâu dưới lòng đất). Các làn đường ray cho tàu hỏa, bao gồm cả phần hành lang an toàn, dài 5.503m, làn đường cho xe cơ giới có chiều dài 3.116m, phần đường dành cho phương tiện vận tải và người đi bộ dài 2.650 m. Vì vậy, tổng chiều dài của cầu là hơn 11.000m.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

thiết kế website bằng wordpress, thiết kế website bằng wordpress giá rẻ